top of page

an act of outrage


KHI TUYỆT VỌNG, HẮN DỌA GIẾT NGƯỜI

CÓ NGƯỜI CHẲNG NÓI, TỰ TÌM ĐẾN CÁI CHẾT

CÓ NGƯỜI CHỌN IM LẶNG, ĐẨY NÓ SANG CHỖ KHÁC, GIỜ CHƯA PHẢI LÚC, DÙ CÓ THỂ KỂ MÃI VỀ NHỮNG NỖI ĐAU

NẾU CHIẾN ĐƯỢC, TÔI SẼ CHIẾN. NẾU KO, TÔI SẼ CHẠY....KHI HẾT ĐƯỜNG, TÔI TẠO CÁI GÌ ĐÓ NHƯ VIẾT VÀ RẠCH TRÊN NHỮNG TỜ GIẤY NHƯ THẾ NÀY?

LÀM GÌ VỚI NGHỊCH CẢNH THỂ HIỆN CON NGƯỜI CỦA CHÚNG TA...

Tôi nhớ mãi những người phụ nữ tôi gặp trong một mùa hè đi phỏng vấn ở Hòa Bình. Họ đều là nạn nhân của bạo lực gia đình và tham gia câu lạc bộ của những người phụ nữ như thế. Điều ấn tượng nhất trong tôi chính là việc các chị có thể dành rất nhiều thời gian để kể về những thất vọng, những xung đột hết lần này đến lần khác, hết do chồng gây ra thì lại đến những người trong gia đình nhà chồng....

Tôi kiên nhẫn lắng nghe họ. là một phụ nữ, không lập gia đình và sống đời sống hôn nhân, không chịu và chấp nhận những gì các chị đang trải qua, ngồi lắng nghe thật là khó. Nhưng vì không quen thân, tôi có thể lắng nghe và việc làm đó có thể mang lại một chút dễ chịu, chút comfort nho nhỏ để sau đó, các chị lại tiếp tục quay về với đời sống gia đình như thế. Nhiều người ý thức rất rõ tính chu kỳ của những xung đột, rồi lại làm hòa, rồi lại xin lỗi và lại xung đột. Người ta càng ở lâu, nhìn như ràng buộc thật chặt nhưng những sự xâm phạm và xúc phạm tăng dần theo thời gian. Càng chấp nhận, người phụ nữ càng mất phẩm giá và bản thân mình khi họ buông những câu như họ đã chịu đựng quen rồi...

Sống trong mớ lộn xộn ấy, họ cứ quẩn quanh kể lể hết những rối rắm ấy mỗi khi có dịp (dù hiếm hoi), nhưng tôi ước ao, các chị có một lần có thể với tới những người phụ nữ đã thoát ra, hỏi họ đã trải qua, họ đã có kinh nghiệm gì, họ làm thế nào để cứu mình, hoặc làm thế nào để có thể thay đổi thay vì chịu đựng và denial- cả hai thứ chỉ làm những mâu thuẫn vẫn ở đấy và tích lũy thêm.


Rất dễ để buông một câu đổ lỗi cho những người phụ nữ, nhất là khi mình không chọn như thế, khi mình đứng ngoài. Nhưng những người trong cuộc cũng cần có một đôi mắt của kẻ bên ngoài, để thấy những khả năng khác và thậm chí hành động theo cách mà chính bản thân mình từng nghĩ là không thể...

Không một ai; từ người thân cho đến các cơ quan tổ chức có thể làm gì đó cho đến khi chính những người trong cuộc quyết định thay đổi và quyết định nắm lấy sự chủ động trong đời sống của mình.

--

Trong công việc của mình, tôi ít khi nghe những lời tâm sự của kẻ gây bạo lực, nên chính tôi cũng có thành kiến với họ. Rất dễ để tức giận và chửi rủa sự hèn nhát và ưa bạo lực của họ. Và nếu như có dịp nghe họ giãi bày, sự đạo đức giả của họ lại làm tôi sôi máu. Ví dụ như việc họ xưng họ là người tốt, là người sống có đạo lí, có trách nhiệm. Nỗi đau khổ của họ, cơn trầm cảm của họ, cuộc sống lộn tùng phèo của họ chỉ do sự ích kỷ của người người bạn đời- người bên họ, giữ những bí mật của họ, chịu đựng những thông báo một nửa sự thật của họ, không cho họ thực hiện đạo lí của họ với người thân (những từ nghe rất kêu, nhưng bản chất những mâu thuẫn không phải vì việc một người không làm theo đạo lí, mà là thực hiện như thế nào, khi đời sống của mình còn liên quan đến kẻ khác, trong một đời sống có cam kết với kẻ khác). Vậy tại sao khi người ta đề nghị chấm dứt sự chịu đựng này thì họ dọa chó cùng cắn dậu, dọa giết mẹ, giết con và bản thân nếu ko giữ được chân người ta? Nếu kẻ đó tồi tệ, ích kỷ, vậy giữ làm chi? Nếu ta yêu thương những người thân như những bản tin dài lê thê gửi khắp nơi, không thấy lỗi của mình, tại sao lại dọa giết người?

Bạo lực gia đình có nhiều dạng. Đe dọa giết mình và giết người khác là một loại bạo lực tinh thần nghiêm trọng, tương tự như bạo lực về thể chất...Xâm phạm đời sống riêng tư như kiểm soát điện thoại, thư từ của người khác cũng là một dạng bạo lực, khiến cho người bị hại mất dần khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ cũng như bị rối loạn về tinh thần, không cảm thấy an toàn....Rất may nhiều tổ chức đã vận động những cơ quan thực thi pháp luật về dạng bạo lực này và trong luật phòng chống bạo lực gia đình cũng có ghi nhận.

Không một kẻ nào nhân danh sống vì đạo lí lại cho phép mình xâm phạm đời sống riêng tư và quyền tự do lựa chọn một đời sống hạnh phúc và trọn vẹn của một người khác, huống chi một người cam kết làm một người bạn đời, sống chung cùng nhau. Một tờ giấy hôn thú có thể xé đi hay làm lại, nhưng làm tổn thương nhân phẩm và lòng tự trọng của người khác thì làm sao có thể hy vọng người ta ở bên mình, trung thành với mình trong khi chính mắt người ta thấy những cam kết dần dần bị nhổ toẹt bởi chính kẻ hứa những điều đó?...

Tôi làm Bàn Lộn, nghe bao nhiêu câu chuyện về những bạo lực mà phụ nữ gặp phải. Những bạo lực có rất nhiều dạng, đặc biệt là bạo lực tình dục, đến độ nhìn xung quanh và thật đáng buồn khi khó mà tìm ra được một người phụ nữ chưa từng trải qua bạo lực giới dạng này hay dạng khác. Tôi cố phải tìm những cách khác nhau để có thể giữ cho bản thân mình một khoảng cách với những nỗi đau đó. Nhưng có những thứ, khó mà giữ cho máu mình không sôi. Đau khổ nhất là mình không thể làm gì, ngoại trừ chờ đợi và hy vọng một phép màu từ chính những người đang đắm chìm trong sự đau khổ, bạo lực kia, nhận ra họ đang buộc nhau bằng sự vô minh.

Tôi đã chẳng thể làm gì, ngoại trừ tìm cách khắc nỗi đau mình lên trên thân thể khác. Lên trên những tờ giấy.



コメント


Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page