top of page

Những người Chinh phụ thời nay




,

,


(xem phim, bấm vào hình)

or (Invisible labor, emotional cost and appreciation) Trong cuốn sách The Ironies of Freedom: Sex, Culture, and Neoliberal Governance in Vietnam, Thu‐huong, Nguyen‐vo, 2008 đề cập không chỉ đến một nền kinh tế móc ngoặc (hook economy) mà còn từ sau 1986, khi mở của, nhà nước đã có những chính sách và cách cách tiếp cận, quản trị khác nhau với những cá nhân thuộc tầng lớp khác nhau, đặc biệt là phụ nữ. Một mặt của tự do là các hoạt động thúc đẩy chị em tầng lớp trung lưu trở lên hãy “yêu bản thân mình”, hãy biết làm cho mình đẹp hơn, các kỹ nghệ tốt để giữ chồng khỏi những phụ nữ bán dâm hay tiểu tam (mình thêm cái Tiểu tam này hahaha) (check bao nhiêu kênh FB mà các chị em đua nhau theo để học bò sexy như con báo, mặc quần lọt khe, hay thổi kèn, massage làm chồng ko bỏ mình được sẽ thấy). Một mặt khác, những chính sách với mại dâm tăng cường, bắt, phạt đưa đi giáo dục và phục hồi nhân phẩm phụ nữ bán dâm, nhưng không phạt nam giới, nhiều cơ quan của nhà nước không ngừng quảng bá phụ nữ Việt nam đẹp người đẹp nết để thu hút khách du lịch và đặc biệt là tầng lớp doanh nhân nam giới nước ngoài. Một nền kinh tế cần những người phụ nữ bán dâm để các giao dịch lưu thông nhưng đồng thời chà đạp, phỉ báng họ. Từ công an, cho đến các chủ doanh nghiệp to hay nhỏ, những thương vụ được diễn ra trong những cuộc gặp mà tại đó cơ thể phụ nữ thuộc tầng lớp lao động, còn trẻ bị miệt thị bằng chính thống nhưng đồng thời được đưa ra trao đổi, thu hút, khai thác và bôi trơn. Cánh đàn ông khẳng định nam tính bằng việc tiêu tiền mua những cơ thể phụ nữ (càng người đẹp, càng hoa hậu càng có giá) để tạo ra một “ a symbolic economy of desire within which status hierarchies are performed.” (tiếng Việt đoạn này, nên dịch ra sao, các cụ?) Ít điều kiện khẳng định đẳng cấp, những người nam giới khác thể hiện bản thân họ qua việc uống rượu. An Thanh Ly đã có một nghiên cứu cực kỳ thú vị về uống rượu giữa những người đàn ông như là một cách để xây dựng, phát triển “vốn”-nói nôm na là xây dựng và duy trì mối quan hệ để cho công việc làm ăn, cơ hội thăng tiến, etc... Chợt nhớ đến bộ phim truyền hình (khổ, cũng theo dõi hết đấy ạ), Hoa Hồng trên ngực trái, có rất nhiều hình mẫu nam tính đáng suy nghĩ. Chẳng khác trong truyện Kiều, đàn ông trong phim Việt chẳng ra gì, trong phim này cũng thế, từ chính diện đến phản diện là những hình mẫu nam tính thú vị để nghiên cứu nhưng để gọi là hấp dẫn thì uhmm, những người đàn ông vừa hèn vừa bạo lực, ngay cả khi anh ta không bạo lực... Tôi đặc biệt chú ý tới nhân vật Thái- một người chồng giầu lên nhờ những hợp đồng xây dựng, rồi tìm cách phát triển doanh nghiệp của anh ta. Có nhiều thứ để nói đến nhân vật này, thậm chí có thể liên hệ được với câu chuyện về sự phân biệt các loại “đàn bà”; phụ nữ nhà giàu mới nổi, làm vợ làm mẹ và trách nhiệm giữ gìn gia đình nhưng cũng phải độc lập như Nguyễn Võ Thu Hương nói trong nghiên cứu vừa kể trên của bà, hay tầng lớp nữ trẻ đẹp, hư hỏng, nghiện ngập và nhiều mưu mẹo như Trà, xoay như những con tạo trong tay người đàn ông dùng tiền, các loại đàn bà để xây dựng sự nghiệp, thế giới của anh ta. Đàn bà để chăm lo cho mẹ già, duy trì gia đình (đàn ông không có gia đình, cũng bị lôi ra làm trò cười, nên anh ta cần đàn bà làm việc ấy, đẻ ra tầng lớp tiếp tục sự nghiệp và tên tuổi anh ta (phải là con trai), đồng thời thỏa mãn tình dục cho đương sự. Đàn bà dù đẹp người, giỏi giang nơi công sở hay trong bếp đều chỉ để phục vụ cái ego của anh ta. Cách vợ chồng Thái phân công công việc và tài chính trong gia đình mới thực sự làm tôi chú ý. Công việc của anh ta ra tiền, ra rất nhiều tiền, trong khi những việc Khuê, người vợ làm, vốn dĩ không mang lại tiền, nhưng đồng thời trở thành invisible- vô hình với người chồng mà thời gian lớn của anh ta nếu không dành cho công việc, cho những toan tính thì dành cho gái, cho công cuộc tìm kiếm đứa con trai. Từ một lao động invisible đến chuyện nó không được thừa nhận , đánh giá đúng, công bằng và được quý trọng không còn xa nữa. Và từ đó cả emotional cost – hôm vừa rồi tôi nghĩ đến tiếng Việt đến từ hao tâm- của người vợ, hoàn toàn là thứ xa lạ với anh ta. Khuê, một phụ nữ tầng lớp trung lưu, đáng được coi hình mẫu Kiều ngày nay. Hy sinh cho các con mình đã đành, Khuê hy sinh cho gia đình của mình mình nữa. Vì chịu ơn chồng giúp gia đình mình, mà Khuê chấp nhận sự vô tâm, vô tình và những hành vi xúc phạm của chồng. Tôi chú ý chi tiết này ở Khuê, dẫn đến một sự hao tâm rất lớn mà tôi thấy khá phổ biến trong những mối quan hệ hôn nhân. Ngay cả khi Thái không bồ bịch ở bên ngoài, không lừa tiền của gia đình cô, ngay cả khi Thái là một người đàn ông “tốt”, hành vi mà tôi thấy phổ biến này, có bóng dáng của một hình thức bạo lực gia đình mà những người trải qua, đa phần là phụ nữ, trải qua rất nhiều sự mệt mỏi, lo lắng, luẩn quẩn và từ đó hao tâm rất nhiều, đó là việc anh ta không nhận ra sự bất bình đẳng trong chuyện tài chính, trong việc ra các quyết định liên quan đến sự nghiệp của anh ta, việc theo đuổi các ước mơ của anh ta, đã gây ra điều đó. Tôi nhớ đến nỗi lòng người phụ nữ trong Chinh Phụ Ngâm, khắc khoải chờ chồng. Người phụ nữ hiện đại, đặc biệt là những người phụ nữ, bị dính chặt trong đời sống gia đình, chờ chồng trở về, cơm nước trong bữa tối, nhưng người chồng còn đang mải mê bên ngoài “chinh chiến” bên các bàn nhậu, bên những người tình, bên những người đàn ông bên cạnh vừa “100%, Yo!”, vừa tâng bốc, xoa dịu những cái ego của nhau (nam giới thực ra nịnh nọt nhau nhiều hơn phụ nữ nhiều!), cô chắc chắn có lúc mong chồng chỉ theo đuổi vừa vừa ước mơ giầu hơn nữa, sự nghiệp phát triển hơn nữa, nhiều hợp đồng hơn nữa để bên vợ con. Như người chinh phụ sau bao nhiêu hờn tủi, nàng ước giá như lúc anh ta quyết tâm đi chinh chiến để được gần bệ rồng hơn, nàng đã ngăn anh ta lại: Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong Chẳng hay muôn dặm ruổi giong Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng? --------- Mặc dù mình được nghe rất nhiều bạn thân chia sẻ chuyện đau đầu liên quan đến tiền bạc với bạn đời của mình, mình sẽ rất appreciate nếu như các bạn có thể chia sẻ ở đây hoặc inbox mình cách các bạn và bạn đời/bạn tình đang sống chung với mình chia sẻ vấn đề tài chính như thế nào, các bạn cảm thấy việc chia sẻ ấy ra sao, thỏa mãn mình đến mức độ nào, có những lo lắng, không thoải mái gì. Đây là chủ đề mình nhạy cảm chẳng kém chuyện tình dục hahaha, và mình vẫn đang quan tâm. Nếu thích kể với trực tiếp, cũng okie. Câu chuyện của các bạn sẽ được giữ kín danh tính. Đây là chủ đề mình cứ suy nghĩ mãi, có nên viết. Viết ra, mình cảm giác mình hơi bị aggressive, căm ghét đàn ông (ôi, cái vở kịch viện goethe tài trợ đã có một nhân vật xây dựng như thế. Thực ra, nếu ghét, mình chẳng viết. Phải mất rất lâu, mình đã nhận ra một điều ấy, khi mình rất ghét ai đó, mình sẽ delete họ, ko đáng để nói cho họ nguyên do. Vì thế loạt này này viết ra với niềm hy vọng nho nhỏ mình muốn nói cùng những người đàn ông mà mình hy vọng sự thay đổi ở họ. Nói trực tiếp mình không thể nói được- những người phụ nữ tâm sự với mình cũng thế- nên mình mong khi học, họ đừng thanh minh vội, mà hãy lắng nghe...thực sự lắng nghe.

Comments


Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page